Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? – Vết bỏng dầu mỡ, bỏng bô, và một số các sự cố nhỏ do bất cẩn cũng có thể để lại vết thương trên cơ thể của bạn. Có những vết bỏng nặng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Cũng có những vết bỏng rất nhỏ và dường như hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng lại rất ảnh hưởng về mặt thẩm mĩ, nếu chúng để lại sẹo trên da. Điều bạn quan tâm nhất là, nếu bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi và không để lại thương tật?
Mục lục
Tình trạng da khi bị bỏng là gì?
Bỏng là một loại chấn thương với da hoặc các mô do điện, nhiệt, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Bỏng không chỉ đơn thuần là cảm giác nóng rát ở vùng bị tổn thương. Mà cả những tế bào xung quanh đều sẽ bị ảnh hưởng hay chết đi.
Bỏng có thể được chia làm hai loại là bỏng nông và bỏng sâu. Trong bỏng nông có thể là viêm da cấp vô khuẩn; bỏng biểu bì và bỏng trung bì. Đối với bỏng sâu có thể là bỏng toàn bộ lớp da, và bỏng đến các lớp sâu dưới lớp cân nông. Nếu bị bỏng sâu, cần phải can thiệp đến biệp pháp phẫu thuật để ghép da. Tùy vào cấp độ bỏng, có các phương pháp điều trị khác nhau để nhanh khỏi và lành sẹo.
Bị bỏng bôi gì cho hết rát?
Để giúp giảm đau rát cho các vết bỏng thì các tốt nhất là cung cấp nước cho da sẽ là cách tốt nhất để giảm đau. Dưới đây sẽ là những cách giảm rát đơn giản, hiệu quả:
- Bôi vaseline: Vaseline là một loại sáp dầu không còn xa lạ ngày nay bởi khả năng giữ ẩm, làm mềm da. Việc bôi vaseline sẽ giúp làm vết thương do bỏng có thể nhanh hồi phục.
- Nước lạnh: Để giảm đau hiệu quả và nhanh chóng nhất thì cách đơn giản nhất là ngâm vết bỏng vào nước lạnh. Với đặc điểm vết bỏng thường sẽ sưng đỏ, gây ảnh hưởng đến lưu thông mạch máu dưới da sẽ gây nên tình trạng khô da, háo nước tạo cảm giác khó chịu. Với việc làm mát liên tục sẽ loại bỏ cách hóa chất dính trên da nếu có và hạ nhiệt dưới da.
Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi?
Phụ thuộc vào cấp độ bỏng và giai đoạn điều trị. Dưới đây là một số mẹo để làm dịu da, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh: Khi vết bỏng có mụn nước, bôi kem thuốc mỡ kháng sinh để vết bỏng mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng . Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như Bacitracin hay Neosporin bôi lên chỗ vết bỏng và dùng băng gạc khử trùng che lại.
- Hong khô vết bỏng: Bôi kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) lên vết bỏng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Nha đam: Nha đam được sử dụng làm thành phần của rất nhiều loại mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng. Trong nha đam có thành phần kháng khuẩn, làm dịu và làm mát. Thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nha đam có hiệu quả trong việc điều trị các vết bỏng ở cấp độ nhẹ của các vết bỏng nông. Bạn có thể sử dụng một lớp gel nha đam bôi lên vùng da bị bỏng. Nếu sử dụng nha đam tươi, thì bôi nhựa từ lá của nha đam.
- Bôi mật ong: Mật ong là một loại dung dịch tự nhiên có tính kháng viêm, kháng nấm và sát khuẩn khá tốt. Thấm mật ong vào một miếng băng rồi băng lên vết bỏng. Sẽ có tác dụng làm dịu vùng da bị bỏng, khử trùng khu vực bị thương, ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
- Sử dụng các loại Gel, kem bôi lành và hạn chế để lại sẹo. Nếu bạn bị các vết thương hở, hay vết thương ở các vị trí có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn. Hãy ưu tiên sử dụng các loại kem giúp lành vết thương làm mờ hoặc không để lại sẹo.
Bị bỏng nên tránh bôi gì sẽ lâu lành vết thương
Bên cạnh việc tìm hiểu bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi, bạn cũng cần có kiến thức bôi gì để nhanh lành. Dưới đây là một số thứ bạn nên tránh bôi vào vết bỏng.
- Bơ, các loại dầu: không có bằng chứng khoa học nào cho thấy bơ hay các loại dầu như dầu dừa, dầu ôliu làm dịu các vết bỏng. Mặt khác các loại chất này còn có đặc tính giữ nhiệt và còn khiến cho vết bỏng tồi tệ hơn. Ngoài ra, bơ dầu cũng chứa nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
- Lòng trắng trứng: không nên bôi lòng trắng trứng vào vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, trứng gà còn có khả năng gây dị ứng với cấp độ từ nhẹ đến vừa.
- Kem đánh răng: kem đánh răng là một vật dụng khá phổ biến để làm dịa các vết thương. Nhưng ít ai biết, nếu là các vết thương hở thì kem đánh răng lại là chất tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và nhiễm trùng.
- Đá lạnh: khi bị bỏng, bạn chỉ nên rửa vết bỏng dưới vòi nước mát nhưng tuyệt đối không được chườm đá lên vết thương. Các tế bào da của bạn đang rất nhạy cảm và hoàn toàn có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh. Lúc đó, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn so với ban đầu. Trên đây là một số mẹo nhỏ cũng như một số lưu ý nên tránh thực hiện khi bị bỏng. Chúc các bạn thành công.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi khá hiệu quả, Nếu bạn có nhu cầu mua bình chữa cháy giá tốt tại Thiên Bằng liên hệ chúng tôi hỗ trợ 24/7.
- HOTLINE: 0981.056.066 – 0966.831.477
- Hà Nội: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. (Xem bản đồ)
- HCM: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 – P. Bình Hưng Hòa – Q. Bình Tân – TP.HCM. (Xem bản đồ)
- Website: www.ThienBang.com
Bài viết liên quan:
Kỹ năng thoát khỏi đám cháy ai cũng phải biết
5 Loại thiết bị báo cháy gia đình nhất định phải có