Bỏng lạnh bình cứu hỏa có thể gây ra những hậu quả khó lường. Bỏng lạnh không giống như bỏng nóng, vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục bỏng lạnh do bình cứu hỏa sao cho hiệu quả nhất. Hãy cùng PCCC Thiên Bằng tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết bỏng lạnh do bình cứu hỏa
Bỏng lạnh bình cứu hỏa do được nén với áp suất cao, và nhiệt độ của khí CO2 bên trong thường rất thấp, khoảng -79 độ C. Do đó, khi xịt trúng da người, có nguy cơ gây bỏng lạnh, thậm chí dẫn đến hoại tử, đặc biệt là khi xịt ở khoảng cách gần. Các dấu hiệu bỏng lạnh có thể dễ dang nhận thấy như:
– Vùng da bỏng thay đổi màu sắc: Da có thể trở nên nhợt nhạt hoặc hơi xám và có thể xuất hiện các vết đỏ.

– Cảm giác đau buốt: Người bị bỏng có thể cảm nhận đau buốt, da trở nên cứng hơn và có thể sưng lên.
– Sưng và mất cảm giác: Trong trường hợp nặng, vùng da bị bỏng có thể phồng rộp lên và người bị bỏng có thể mất cảm giác ở vùng da bị tổn thương.
*Lưu ý: Chỉ duy nhất bình cứu hỏa CO2 mới gây bỏng lạnh khi tiếp xúc trên cơ thể con người.
Biện pháp sơ cứu khi bị bỏng lạnh bình cứu hỏa
Khi gặp tai nạn bỏng lạnh do bình chữa cháy khí CO2 gây ra, việc sơ cứu nhanh chóng và đúng cách rất quan trọng để tránh tổn thương nặng và bảo vệ vùng da bị bỏng. Dưới đây là hướng dẫn sơ cứu cần thực hiện:
– Làm ấm vùng bỏng: Ngay lập tức, hãy cố gắng làm ấm vùng da bị bỏng bằng nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 – 42 độ C. Điều này có thể giúp giảm đau và ngăn ngừng tình trạng tổn thương da tiếp tục phát triển.

– Không sử dụng nước quá nóng: Tránh sử dụng nước quá nóng để làm ấm vùng bỏng, vì điều này có thể gây tổn thương nặng hơn cho da.
– Sử dụng kem lô hội: Bạn có thể bôi một lớp kem lô hội lên vùng da bỏng để giảm tổn thương và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
– Hạn chế vận động vùng bỏng: Tránh vận động quá mức vùng da bị bỏng để không làm tăng nguy cơ tổn thương thêm.
– Không nên sờ vùng phồng rộp: Nếu da bị phồng rộp, không nên sờ hoặc cố tình làm vỡ vùng phồng này, hãy để chúng tự nứt ra.
– Tránh băng vùng thương tổn: Không nên băng vùng da bị bỏng vì điều này có thể gây cọ sát với da tổn thương.

Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị bởi các chuyên gia y tế. Đừng tự ý chữa trị hoặc áp dụng cách chữa bỏng do lửa, vì chúng có thể gây tổn thương nghiêm trọng và không phải lúc nào cũng phù hợp. Lưu ý rằng việc sử dụng bình chữa cháy CO2 cần thận trọng để tránh bỏng lạnh.
Cần làm gì để tránh bị bỏng lạnh do bình cứu hỏa CO2?
Để giảm thiểu nguy cơ bỏng lạnh bình cứu hỏa CO2, trong quá trình sử dụng nên lưu ý đến một số những điều sau:

– Học và tìm hiểu kỹ cách sử dụng bình cứu hỏa CO2 đúng cách
– Để bình chữa cháy tránh xa tầm tay trẻ em
– Bình CO2 khá nặng nên có sức khỏe không tốt thì không nên sử dụng
– Khi xịt nhớ cầm tay vào đúng loa phun
– Không sử dụng bình đã bị hở
– Không nên sử dụng bình ngoài trời nơi có gió lớn bởi khí CO2 có thể bay ngược lại hoặc bị đổi hướng khi xịt
– Tuyệt đối không dùng bình cứu hỏa CO2 để trêu đùa, nghịch ngợm
Trên đây là những khuyến cáo mà PCCC Thiên Bằng đã chia sẻ cho các bạn về chủ đề “Bỏng lạnh bình chữa cháy”. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nếu có bất cứ thắc mắc, xin vui lòng liên hệ: 0966.831.477– 0986.720.134 để được hỗ trợ giải đáp!
> Xem thêm bài viết liên quan:
Bình chữa cháy CO2 xịt vào người có nguy hiểm không?
Bỏng lạnh là gì? Cách trị bỏng lạnh tại nhà an toàn hiệu quả