Bỏng lửa cực kỳ nguy hiểm và cách chữa bỏng lửa đúng cách bạn nên biết. Bỏng lửa và bỏng nước sôi là một trong những nguyên nhân gây bỏng phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Và việc sơ cứu bỏng sai cách được coi là nguyên nhân khiến vết thương nặng thêm kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, Thiên Bằng xin hướng dẫn bạn cách chữa bỏng lửa, bỏng nước sôi đúng cách.
Cách chữa bỏng lửa đúng cách? Hướng dẫn các bước sơ cứu cấp tốc
Cho dù là bỏng lửa hoặc do nước sôi gây ra, thì việc sơ cứu bỏng là việc đầu tiên phải thực hiện:
– Hãy nhanh chóng đưa người bị bỏng rời khỏi khu vực gặp nạn.

– Đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội để vệ sinh vết thương tránh không bị nhiễm khuẩn. Sau đó nhẹ nhàng xả nước mát trong khoảng 15 phút nhằm làm dịu vết thương và tránh không bị sưng tấy, đau rát, vết bỏng sẽ không thể ăn sâu được vào nữa. Nên nhớ chỉ nên dùng nước mát tuyệt đối không dung nước đá hoặc chườm bằng đá bởi sẽ khiến vết thương tệ hơn mà thôi.
– Dùng gạc sạch vô khuẩn hay miếng vải nhỏ để băng lại vùng da bị bỏng để vết bỏng không tiếp xúc với bụi bẩn.
– Nếu bỏng nhẹ và vùng bỏng nhỏ, bạn hoàn toàn có thể tự mình chăm sóc, điều trị tại nhà, vùng da bị bỏng có thể tự liền. Đối với vết bỏng nặng và lớn, hãy đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.
Đối với trường hợp nguy hiểm khi lửa cháy lên quần áo và người bị nạn hoảng loạn, hãy bình tĩnh và thực hiện theo các bước như sau:
- Giữ người nạn nhân để không hốt hoảng bởi vì bất cứ chuyển động nào cũng có cơ hội để lửa bắt cháy nhanh hơn.
- Để người bị nạn nằm yên trên sàn và để bộ phận bị bỏng hướng lên trên.
- Sử dụng tấm chăn lớn hoặc áo lớn bằng chất liệu thô, len hoặc dạ để quấn lên người nạn nhân, tuyệt đối không sử dụng chất liệu nilon dễ cháy.
- Đặt nạn nhân lăn trên sàn để lửa tắt hẳn và dội nước lên người nạn nhân (nếu có).
- Chú ý, không cởi quần áo người bị nạn bởi sẽ khiến lửa có cơ hội tiếp xúc với da và gây bỏng nặng hơn.

Thực tế, việc sơ cứu bỏng lửa hay bỏng nước sôi khiến nhiều người coi nhẹ, nếu sơ cứu không đúng cách có thể gây bội nhiễm vết thương và gây nhiều biến chứng. Chính vì thế mà mỗi người phải nắm rõ được cách sơ cứu để bảo vệ người thân và sức khỏe cho mình.
>> Tham khảo thêm: Bỏng lạnh là gì và cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh ra sao?
Cách chữa bỏng lửa và một số lưu ý khi xử lý vết bỏng lửa
- Trong nhiều cách chữa bỏng lửa, khá nhiều người người vẫn cho rằng bôi kem trị bỏng, mỡ trăn hay kem đánh răng lên vết bỏng sẽ giúp nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, nếu như vậy sẽ khiến vết bỏng trở nên tệ hơn và gây viêm nhiễm.
- Nên dùng nước mát không nên dùng nước đá, đá viên chườm lên vết thương bởi dễ khiến vết thương nặng hơn. Bởi nếu gặp lạnh đột ngột sẽ khiến biểu bì da co rút lại, vết bỏng dễ viêm loét và gây lâu khỏi hơn.
- Đối với vùng da bị bỏng có diện tích lớn, không nên cởi bỏ quần áo ngay hãy sử dụng kéo để cắt lớp quần áo dính vào vết thương, tránh va quệt vào da.
- Hãy loại bỏ hết vật cưng, tháo bỏ tư trang xung quanh vùng bị bỏng như: giày, dép, quần áo, vòng, … tránh vết thương bị sưng nề.
- Không bôi bất cứ loại thuộc vào trực tiếp lên vết thương có thể gây nhiễm trùng, vùng vết bỏng phải được giữ vệ sinh sạch sẽ. Việc sơ cứu ban đầu sai cách sẽ khiến tình trạng vết bỏng nặng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị.
- Đối với trường hợp trẻ bị bỏng, cha mẹ cần phải bình tĩnh và nhanh chóng sơ cứu cho trẻ, tránh trẻ bị sốc có thể khiến tình trạng bỏng sẽ trở nên tệ hơn.

Trên đây là cách chữa bỏng lửa đúng cách mà PCCC Thiên Bằng đã chia sẻ toàn bộ đến cho bạn đọc tham khảo và để bảo vệ tốt nhất cho bản thân và những người xung quanh.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Cách dập tắt đám cháy Mg
- Các loại bình chữa cháy phổ biến nhất hiện nay
- Tiêu lệnh chữa cháy quy định những gì?