Bình chữa cháy CO2 là một thiết bị chữa cháy quen thuộc và phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các gia đình, nhà xưởng, cao ốc,… Khá nhiều người thắc mắc không biết bình CO2 xịt vào dây điện đang cháy có bị điện giật không?
Bình CO2 xịt vào dây điện đang cháy có bị điện giật không?
Bình CO2 xịt vào dây điện đang cháy có bị điện giật không? Để trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy giải thích, tuy rằng CO2 không thể dẫn điện nhưng nếu khi CO2 có mật độ lớn sẽ tạo ra môi trường dẫn điện. Và trong trường hợp này có thể vẫn còn được tích trong tủ cho dù đã ngắt +CO2 tạo môi trường dẫn điện, gây giật điện. Do vậy trong quá trình sử dụng bình khí CO2 ( MT5 & MT24 xe đẩy) để dập tắt đám cháy tủ điện <380V vẫn bị điện giật xịt trực tiếp khi CO2 vào tủ điện. Bởi vậy, tốt nhất nên dùng bao tay cách điện để thao tác và tủ điện phải được ngắt điện.

Tìm hiểu thông tin bình chữa cháy CO2
- Cấu tạo bình chữa cháy CO2
Cấu tạo bình chữa cháy:
- Vỏ bình được làm bằng thép đúc
- Thân có hình trụ đứng và được phủ lớp sơn màu đỏ.
– Cụm van được làm bằng hợp kim đồng với kiểu van vặn 1 chiều hoặc kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên cũng là tay xách.
– Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng để dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài.
– Loa phun được làm bằng kim loại, cao su và nhựa cứng được gắn với khớp nối bộ van thông qua một ống thép cứng. Phần thân bình có ghi nhãn, cách sử dụng, bình sơn màu đỏ.
– Khí CO2 được nén chặt trong bình cùng với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng.

- Nguyên lý chữa cháy
Khi chữa cháy, mở van bình, chính sự chênh lệch về áp suất, bóp cò khiến khí CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài, thông qua hệ thống ống lặn, loa phun chuyển thành dạng tuyết thán khí, lạnh – 78,90C. Chính vì thế mà khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, làm lạnh vùng cháy và dập tắt đám cháy.
- Tác dụng của bình CO2
Thông thường thì bình chữa cháy loại xách tay được dùng để dập tắt được các đám cháy nhỏ khi mới phát sinh, đám cháy chất lỏng, đám cháy chất rắn. Và có hiệu quả đối với các đám cháy trong hầm, phòng kín và đám cháy thiết bị điện. Hơn nữa, không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy kim loại nóng đỏ, than bởi vì:
- CO2 + C = 2CO
- CO2 + M = MO + CO
CO là khí dễ nổ và độc.

Xem thêm: Bình chữa cháy CO2
Một số những điều cần chú ý trong quá trình sử dụng bình chữa cháy CO2
– Không nên sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm thổ, phân đạm, than cốc. Chính vì thế mà khi phun khí CO2 vào đám cháy tạo ra phản ứng hóa học, tạo ra khí CO, đây chính là loại khí không chỉ gây độc hại mà còn gây cháy nổ khiến đám cháy phát triển trở nên phức tạp thêm.
– Bình khí CO2 không nên sử dụng để chữa cháy ở các đám cháy ở nơi có gió mạnh, ở nơi trống trải bởi vì gây hiệu quả thấp.
– Khi sử dụng bình khí CO2 thì tay phải cầm vào phần nhựa hoặc phần gỗ của loa phun, không cầm vào phần kim loại, không để khí CO2 phun vào người gây bỏng lạnh.
– Phải trang bị cách điện như găng tay cao su, ủng khi phun chữa cháy các thiết bị điện cao thế. Trong phòng kín khi chữa cháy có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
– Nếu phát hiện thấy hỏng hóc các bộ phận của bình như: vòi phun, loa phun, van khóa thì cần phải thay thế hoặc sửa chữa bình khi bị rò khí.
– Đặt bình khí chữa cháy ở những nơi râm mát, dễ lấy, dễ nhìn thấy và thuận tiện khi sử dụng, không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ điện hiện tượng tăng áp suất có thể dẫn đến việc nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
Bình CO2 xịt vào dây điện đang cháy có bị điện giật không? Với những thông tin chia sẻ trên đây chắc bạn đã tìm cho mình được thắc mắc này rồi nhé. Nếu bạn có nhu cầu mua bình chữa cháy và trang thiết bị pccc chất lượng giá tốt nhất tại: bbc.thienbang.com hỗ trợ khách hàng 24/7.
Bài viết liên quan: