Hiện nay, thang thoát hiểm đã trở thành hạng mục thi công không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng như chung cư, văn phòng, khách sạn,…Thang thoát hiểm phải được thiết kế đạt tiêu chuẩn mà nhà nước đã quy định cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra sự cố trong tòa nhà. Trong bài viết lần này, PCCC Thiên Bằng xin giới thiệu đến các bạn quy định về thang thoát hiểm trong pccc mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Bài viết nói về thang thoát hiểm trong các chung cư cao tầng, tức là thang bộ ( thang khẩn cấp ) hoạt động song song với thang máy, phòng trường hợp hỏa hoạn, mất điện… ( khi thang máy không thể hoạt động )
Quý khách quan tâm thang dây thoát hiểm vui lòng tham khảo:
https://bcc.thienbang.com/cach-su-dung-thang-day-thoat-hiem-an-toan-va-hieu-qua/
Thang thoát hiểm là gì?
Thang thoát hiểm là hệ thống thang mà mọi người sử dụng để di chuyển ra khỏi khu vực gặp nạn khi gặp sự cố khẩn cấp tại các nhà cao tầng.
Thang được sử dụng để di chuyển như thang bộ khi tháng máy gặp trục trặc.
Thông thường, thang thoát hiểm luôn được thiết kế ngoài trời để thuận tiện cho việc thoát hiểm an toàn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.
Tuy nhiên, ở một số tòa nhà cao tầng thì hệ thống thang thoát hiểm vẫn có thể được lắp đặt trong nhà và gần kề thang máy để thuận tiện di chuyển và dễ nhận biết.

Thang thoát hiểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng, an toàn và thuận tiện nhất khi tòa nhà cao tầng xảy ra sự cố cháy nổ.
Vai trò của thang thoát hiểm trong PCCC
Thang thoát hiểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng như một lối đi an toàn và nhanh nhất trong trường hợp xảy ra sự cố tại các tòa nhà cao tầng. Thông thường, các sự cố này thường liên quan đến cháy nổ, và khi xảy ra sự cố cháy nổ, hệ thống điện trong toàn bộ tòa nhà sẽ bị cắt đứt, bao gồm cả thang máy. Do đó, thang thoát hiểm trở thành lựa chọn duy nhất để thoát khỏi nguy hiểm.
Tầm quan trọng của thang thoát hiểm trong việc bảo đảm tính mạng và sự an toàn của con người là không thể phủ nhận. Vì vậy, việc xây dựng và thiết kế thang thoát hiểm phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
>> Có thể bạn quan tâm:
Quy định về thang thoát hiểm trong PCCC
1. Lối thoát hiểm cho nhà cao tầng
Phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm trong cùng một tòa nhà để đảm bảo mọi người có thể thoát hiểm nhanh chóng và an toàn khi xảy ra hỏa hoạn. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH hoạt động.
Những toà nhà cao tầng có diện tích lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối thoát hiểm phải bố trí ít nhất 2 thang thoát hiểm. Trong trường hợp tòa nhà có diện tích dưới 300m2 thì tiêu chuẩn cho phép thiết kế 1 thang thoát hiểm đặt ở một phía còn phía còn lại sẽ thiết kế ban công nối với thang thoát hiểm bên ngoài.

*Lưu ý: Ban công nối với thang thoát hiểm bên ngoài phải đảm báo chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.
2. Các điều kiện để đảm bảo lối thoát hiểm an toàn cho nhà cao tầng
- Khi đi từ các phòng ở tầng 1 trong tòa nhà cao tầng, có thể đi trực tiếp ra ngoài hoặc thông qua tiền sảnh để ra khỏi tòa nhà.
- Theo tiêu chuẩn thang thoát hiểm của nhà cao tầng, khi đi từ bất kỳ phòng nào ở bất kỳ tầng nào (trừ tầng 1) ra hành lang có lối thoát, có hai lựa chọn: Cầu thang an toàn hoặc hành lang an toàn: Từ phòng, có thể đi qua cầu thang an toàn hoặc hành lang an toàn để tiếp tục đi ra khỏi tòa nhà, cầu thang ngoài nhà hoặc hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.
- Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở 2 ý trên.
3. Hành lang và cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể
Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che của cầu thang thoát hiểm phải đáp ứng giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút. Do số lượng người sử dụng cầu thang thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp rất lớn, cầu thang phải được thiết kế với kết cấu chịu lực mạnh mẽ, có khả năng chịu trọng lượng lớn hơn so với các loại cầu thang thông thường. Đồng thời, kết cấu chịu lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cầu thang vững chắc trong trường hợp xảy ra động đất. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của thang thoát hiểm.
Cửa ngăn cháy trên cầu thang thoát hiểm phải có khả năng tự động đóng và được làm từ vật liệu không cháy, đáp ứng giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút. Cửa ngăn cháy là một phần không thể thiếu của cầu thang thoát hiểm, có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy khi di chuyển trên cầu thang. Vật liệu chống cháy phải được lựa chọn cẩn thận khi thiết kế cửa ngăn cháy, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và an toàn của cầu thang thoát hiểm.
Buồng thang phải có hệ thống thông gió điều áp để tránh tích tụ khói. Đèn chiếu sáng cần được cung cấp để sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố, giúp tạo ánh sáng trong quá trình di chuyển trên cầu thang thoát hiểm.
Cuối cùng, thang thoát hiểm phải được thiết kế thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối đi lên mái, để đảm bảo khả năng di chuyển thuận tiện và nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

4. Quy định thang thoát hiểm khoảng cách xa nhất
Khoảng cách tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất trong tòa nhà cao tầng được quy định như sau:
- 50m đối với phòng nằm giữa hai thang thoát hiểm hoặc hai lối ra ngoài.
- 25m đối với phòng chỉ có một thang thoát hiểm hoặc một lối ra ngoài từ nhà phụ trợ.
- 40m đối với phòng nằm giữa hai thang thoát hiểm hoặc hai lối ra ngoài.
- 25m đối với phòng chỉ có một thang thoát hiểm hoặc một lối ra ngoài từ nhà công cộng, nhà ở tập thể hoặc căn hộ.
Các quy định trên giới hạn khoảng cách để đảm bảo rằng phòng xa nhất trong tòa nhà có thể tiếp cận lối thoát gần nhất trong thời gian hợp lý trong trường hợp khẩn cấp.
5. Quy định thang thoát hiểm pccc về chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang
Cụ thể, quy định là 1m cho 100 người và không được nhỏ hơn:
- 0,8 m cho cửa ra vào
- 1m cho lối đi
- 1,4m cho hành lang
- 1,05m cho vế thang

6. Quy định thang thoát hiểm trong pccc về chiều cao cửa đi và lối đi
Các quy định cụ thể về chiều cao của cửa đi và lối đi trên đường thoát hiểm trong tòa nhà cao tầng là như sau:
- Chiều cao của cửa đi và lối đi không được thấp hơn 2m.
- Đối với tầng hầm, chiều cao không được thấp hơn 1,9m.
- Đối với tầng hầm mái, chiều cao không được thấp hơn 1,5m.
7. Quy định về thang thoát hiểm trong pccc cho phép sử dụng thang làm lối thoát nạn thứ hai
Cầu thang thoát hiểm chữa cháy phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Có chiều rộng ít nhất là 0,7m.
- Góc nghiêng của cầu thang chữa cháy không được lớn hơn 60 độ so với mặt nằm ngang.
- Thang chữa cháy phải được trang bị tay vịn có độ cao ít nhất là 0,8m.
8. Quy định về thang thoát hiểm trong pccc số lượng bậc thang
Các yêu cầu cụ thể về thiết kế của cầu thang thoát hiểm như sau: Số lượng bậc thang trên mỗi vế không ít hơn 3 và không nhiều hơn 18 bậc. Không được sử dụng thiết kế thang thoát hiểm hình xoắn ốc hoặc hình dẻ quạt. Góc nghiêng lớn nhất của thang không được vượt quá tỷ lệ 1:1,75.
Bài viết nói về thang thoát hiểm trong các chung cư, tòa nhà cao tầng, tức là thang bộ ( thang khẩn cấp ) hoạt động song song với thang máy, phòng trường hợp hỏa hoạn, mất điện… ( khi thang máy không thể hoạt động )
. Nếu chung cư của Quý khách chưa có thang thoát hiểm, mời quý khách tham khảo bài viết thang dây thoát hiểm theo đường dẫn phía dưới:
https://bcc.thienbang.com/cach-su-dung-thang-day-thoat-hiem-an-toan-va-hieu-qua/
Cảm ơn quý khách